Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Văn hóa người Việt trong cách phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thọ (khao thọ). Ý nghĩa nhân văn của lễ mừng thọ


Ngày sinh của con người thường được quan tâm rất nhiều. Trẻ em sinh ra có "lễ ba ngày", "lễ mười ngày", "lễ đầy tháng", "lễ thôi nôi"...Đến tuổi trung niên những năm 36 tuổi, 49 tuổi thì có lễ sinh nhật gọi là "Môn hạm tử" ( ngạch cửa). Đến ngày ấy người nhà sẽ dùng vải đỏ để cho người ấy choàng ngang lưng hay may thành áo lót để mặc, ý cầu chúc cho tai qua nạn khỏi.
Văn hóa người Việt vốn nặng đạo hiếu nên rất tôn trọng người cao tuổi ( Kính lão đắc thọ - kính già già để tuổi cho). Bởi vậy với mỗi người, thêm một tuổi là thêm sự tôn vinh, kính trọng của gia đình, họ hàng, làng xóm. Việc chúc thọ là tấm lòng hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ của con cháu. Ngày nay trong phạm vi Quốc Gia, ngành nghề, cơ quan cũng tổ chức chúc thọ các vị lãnh đạo, những người có công đào tạo, dìu dắt..thể hiện lòng " Tâm trung, nghĩa đạo"

Ngày xưa cuộc sống khó khăn, khoa học, y tế chưa phát triển  dân ta vốn hay chết yểu nên người bốn mươi tuổi trong làng đã được họ hàng làng xóm quý như ông lão. Lịch sử Việt Nam đời nhà Trần thế kỷ thư XII, XIII vua trần 40 tuổi đã nhường ngôi cho con lên trong coi việc nước còn nhà vua thì nghỉ ngơi và đi tu. Theo tập tục trước 50 tuổi thì tổ chức "mừng sinh nhật" gọi là "nội chúc", ý nói là chỉ tổ chức mừng trong nhà  không mời khách.
Ý nghĩa nhân văn của lễ mừng thọ


Từ 50 tuổi trở lên đến ngày sinh nhật thì không làm sinh nhật nữa mà gọi là "Mừng Thọ". Ngày ấy có mời bà con, họ hàng và bạn bè đến dự ( tức là có người ngoài). Sau đó thì cứ mười năm tổ chức mừng thọ một lần gọi là "Đại sinh nhật". Dẫu không phải chức sắc trong làng , nhưng đã lên lão thì không phải đóng góp việc làng, được miễn sưu dịch. Vào những dịp hội hè, đình đám, các cụ lão ra chốn đình trung ngồi riêng cỗ trên chiếu cạp điều ( cụ bà ngồi gian bên phải, cụ ông ngồi gian bên trái) tuổi càng cao thì càng được ngồi chiếu trên, đôi khi có chiếu chỉ còn 1 cụ ngồi  bời trong làng không còn người đồng niên. Phong tục ấy đến bây giờ vẫn được gìn giữ ở một số vùng quê và còn sâu xa ý nghĩa hơn.

Ngày nay hình thức có thay đổi ít nhiều, trong ngày sinh nhật cha hoặc mẹ  con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha, mẹ  gọi là đồ dưỡng già như chăn, áo ấm, nhân sâm, linh chi đến các món quà đắt tiền như vàng...và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình đến dự

- Một số lời chúc truyền thống và đối trướng mừng thọ

"Phúc như đông hải - Thọ tỷ nam sơn"
"Đạo Thọ Miên Trường", "Thọ Vực Hoành Khai" (Tuổi thọ mở rộng), "Phụng Thương Thượng Thọ"(sống lâu không chết trẻ)
"Tứ thời Xuân tại thủ - Ngũ Phúc Thọ vi tiên"; "Thiêm thiên tuế nguyệt nhân thiêm thọ - Xuân mãn càn khôn Phúc mãn đường" (Trời thêm tuổi mới người thêm thọ, xuân rạng non sông phúc rạng nhà)
- Mừng 2 cụ cùng thọ và con cháu xum vầy: " Bách giai đường thượng xuân huyên mậu, Vạn túc môn tiền quế huệ hinh".
- Chúc đôi vợ chồng 60, 70 hay 80 tuổi vẫn còn mặn nồng tình nghĩa sắc son:
"Thủy chung giữ vẹn lời nguyền
Sáu mươi tuổi vẫn trọn duyên tình nồng
"

0 nhận xét:

Đăng nhận xét